Các cách tạo và duy trì hứng thú học cho trẻ cùng Monkey Stories
Hướng dẫn học

Các cách tạo và duy trì hứng thú học cho trẻ cùng Monkey Stories

Mục lục bài viết

Hứng thú học chính là điều kiện tiên quyết để trẻ học tiếng Anh hiệu quả. Chỉ cần có niềm vui, hứng thú khi học, ba mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra trẻ có thể tiến nhanh hơn trên mục tiêu phát triển tiếng Anh tiếng Anh trước 10 tuổi như thế nào. Trong bài này, Monkey sẽ đưa ra những lời khuyên mà ai cũng có thể thực hiện để tạo và duy trì hứng thú học cho con, ba mẹ nhé!

 

1. Không nên cho trẻ đọc quá nhiều truyện mỗi lần

khong-nen-cho-tre-doc-qua-nhieu-truyen-moi-lanNhững câu chuyện với nội dung và hình ảnh sống động của Monkey Stories chắc chắn sẽ khiến trẻ thấy tò mò, hứng thú và muốn đọc nhiều truyện cùng lúc. Tuy nhiên, các chuyên gia của Monkey Stories khuyên ba mẹ hãy giữ niềm đam mê cho trẻ bằng cách không để trẻ đọc quá nhiều truyện cùng một lúc. Tùy thuộc vào khả năng tiếp thu và độ hứng thú của trẻ mà một ngày có thể cho trẻ đọc truyện 1 - 2 lần, mỗi lần không nên quá 15 phút. Việc cho trẻ đọc truyện quá nhiều mỗi lần hoặc đọc quá dồn dập trong một ngày có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và mất độ hứng thú lần sau. Ngoài ra lượng kiến thức mà chương trình đưa ra đều căn cứ trên độ tuổi, khả năng tiếp thu của trẻ nên việc cho trẻ đọc quá nhiều truyện một lúc sẽ khiến trẻ không thể nắm được hết kiến thức vừa tiếp nhận. Vẫn biết não trẻ trong giai đoạn vàng của sự phát triển giống như miếng bọt biển, nhưng trẻ cũng cần thời gian để "ngấm" kiến thức, phải không ba mẹ!

2. Không ngăn cản khi trẻ muốn đọc 1 truyện nhiều lần

khuyen-khich-tre-doc-mot-truyen-nhieu-lan

Khi gặp những truyện mình thích, trẻ thường có mong muốn được đọc đi đọc lại truyện đó nhiều lần. Lặp lại chính là một phương thức học tập của trẻ. Trẻ không ngừng tiếp thu, học tập nhờ quá trình lặp lại đó, rồi một ngày, trẻ sẽ bộc lộ những tiến bộ trong học tập. Ví dụ, sau khi nghe đi nghe lại một câu chuyện, sẽ đến lúc trẻ có thể đột nhiên kể lại toàn bộ câu chuyện đó.

Khi đọc một câu chuyện nhiều lần, trẻ có thể đoán được nội dung tiếp theo là gì, biết được câu chuyện nên diễn tiến như thế nào, hơn nữa câu chuyện cũng sẽ được diễn ra theo những gì trẻ đã biết. Chính vì vậy lặp lại có thể khiến trẻ có được cảm giác an toàn và thành công. Việc lặp lại quả thực là một việc không thể thiếu được trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Vì những lý do này, ba mẹ nên tôn trọng nhu cầu của trẻ và cho trẻ được nghe đi nghe lại một câu chuyện nhiều lần theo ý thích. Ba mẹ chắc chắn sẽ bất ngờ khi được nghe chính con mình kể lại truyện đó bằng ngữ điệu cực chuẩn và diễn cảm đấy!

Nhiều ba mẹ đang cho con học song song Monkey Junior và Monkey Stories hẳn sẽ rất băn khoăn, rằng vì sao Monkey Stories khuyên bé đọc 1 truyện lặp đi lặp lại, nhưng Monkey Junior thì không. Monkey khẳng định rằng: 2 lời khuyên này không hề mâu thuẫn, ba mẹ yên tâm nhé! Bởi, các bài học trong Monkey Junior, các truyện trong Monkey Stories thường mang tính chất phức tạp hơn về mặt cốt truyện, tình tiết, nhân vật. Kể cả với người lớn, mỗi lần đọc một câu chuyện, chúng ta sẽ đều “phát hiện” ra những điều mới mà có thể ở lần đọc trước, chúng ta chưa để ý. Trẻ nhỏ cũng vậy, rất khó để trẻ có thể chú ý được hết tất cả các chi tiết trong một lần đọc. Vì vậy, việc đọc lại truyện không làm mất hứng thú của con, mà thậm chí còn khiến con thích thú hơn. Còn với bài học Monkey Junior, các chuyên gia đã xây dựng chương trình có tính lặp lại và phát triển để đảm bảo trẻ không cần học lại bài học mà vẫn ôn tập được kiến thức.

3. Khuyến khích nhưng không ép buộc trẻ tương tác

khuyen-khich-be-tuong-tac-voi-truyen-monkey-stories

Ấn - chạm vào nhân vật để học từ vựng là một trong những tính năng tuyệt vời nhất trong Monkey Stories. Khi ba mẹ nhìn thấy những sự vật, sự việc, nhân vật trong một trang truyện Monkey Stories có hiệu ứng sáng lấp lánh, hãy làm mẫu và khuyến khích trẻ chạm vào, khi đó “tên gọi” của đối tượng đó sẽ được phát ra, nhằm giúp trẻ nhận biết được sự liên quan giữa đối tượng và tên gọi của chúng. Tùy vào nội dung truyện, cấp độ truyện mà các trang truyện có thể có tính năng tương tác này hoặc không.

Ba mẹ nên khuyến khích trẻ trải nghiệm tính năng này để tăng khả năng đọc hiểu và kích thích hứng thú khi đọc truyện. Tuy nhiên, cha mẹ không cần liên tục nhắc nhở trẻ luôn phải ấn chạm, sự nhắc nhở của bố mẹ có thể sẽ làm trẻ mất tập trung hoặc quên nội dung chính của truyện. Thay vào đó, thỉnh thoảng ba mẹ có thể ngồi học cùng con, ấn chạm để “làm mẫu” cho con. Việc còn lại là để nhu cầu và sở thích của con “lên tiếng”, ba mẹ nhé!

4. Bí quyết 3 lần đọc truyện

Monkey Stories gợi ý ba mẹ hướng dẫn trẻ trải nghiệm mỗi câu truyện Monkey Stories như sau:

bi-quyet-3-lan-doc-truyen-Monkey-Stories

5. Ưu tiên cảm xúc và tâm trạng của trẻ

uu-tien-cam-xuc-va-tam-trang-cua-tre

Trẻ đọc bao nhiêu truyện không quan trọng bằng trẻ có hứng thú với truyện nào. Thông qua những hình vẽ trong truyện, trí tưởng tượng của trẻ sẽ rộng mở hơn và trẻ sẽ thích thú với thế giới thông qua những tưởng tượng đó. Vì thế, nếu trẻ muốn dừng lại ở trang nào đó thật lâu, hãy để cho trẻ ngắm nhìn và thỏa thích tương tác với trang truyện đó. Tương tự, khi trẻ không thích trang truyện nào hoặc nóng lòng muốn lật qua trang tiếp theo, hãy để bé tự chủ đọc theo cách của mình. Khi đọc liền mạch 2 truyện trở lên cho trẻ, ba mẹ cần chú ý đến việc nghỉ giải lao, thay đổi nội dung và kết hợp độ ngắn dài của truyện cho trẻ, để trẻ muốn được nghe đọc tiếp ở những lần sau. Việc này cũng giúp tạo nên một môi trường học tập không áp lực đối với trẻ và duy trì sức hút của việc đọc truyện như một hình thức thư giãn vui vẻ.

6. Đừng bao giờ kiểm tra trẻ

Học tập nên như một trò chơi mà bé cảm thấy hứng thú khi giành chiến thắng, thay vì một bài tập mà bé phải có nghĩa vụ hoàn thành. Kiểm tra kết quả học tập dễ khiến việc học trở nên căng thẳng, mất đi sự vui vẻ và thoải mái, yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong học tập của bé. Cuối mỗi bài học, Monkey Stories đã khéo léo tạo phần Trò chơi (Game) để giúp các bé ôn lại bài học. Ba mẹ cũng có thể quan sát con trong phần chơi này để biết được mức độ hiểu, tiếp thu bài học của bé. Nhưng đừng quên, bố mẹ hãy nhớ rằng đây là phần thưởng cho các bé, nếu bé không thích thì có thể tắt đi. Đây không phải là phần bắt buộc! Ngoài ra, ba mẹ nên tránh việc so sánh trẻ với các bạn đồng trang lứa trong quá trình học để tránh tạo nên áp lực vô hình vô hình lên trẻ.

khong-bao-gio-kiem-tra-tre

 7. Không so sánh trẻ

Đôi khi một số ba mẹ thường có thói quen so sánh con mình với các bạn nhỏ khác, hoặc với chính anh chị em trong nhà mục đích là để kích thích sự cạnh tranh và sự nỗ lực trong trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ có một điểm mạnh cũng như tốc độ phát triển khác nhau.

Chính vì vậy, việc so sánh trẻ có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt đến con. Ba mẹ sẽ vô hình đặt những áp lực lên trẻ khi liên tục so sánh trẻ với người khác. Nếu việc này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, trẻ sẽ dần bị mất tự tin vào bản thân mình và nghĩ rằng mọi người khác đều giỏi hơn mình, và dù mình có nỗ lực đi chăng nữa thì cũng không đạt được mức kỳ vọng của ba mẹ.

Điều này còn ảnh hưởng đến động lực cố gắng của bé, vì khi đó sự cố gắng của bé nếu có chỉ là để đuổi theo một hình mẫu mà ba mẹ đặt ra, chứ không phải nỗ lực vì sự phát triển của bản thân mình. Như đã đề cập, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh riêng, chính vì vậy, nếu con có tài năng về âm nhạc, nhưng ba mẹ lại so sánh và yêu cầu con làm toán giỏi như các bạn ở lớp, thì sẽ vô hình làm kìm hãm những điểm mạnh mà đáng lẽ nên được tập trung phát triển của trẻ. Ba mẹ cũng không nên để việc so sánh làm ảnh hưởng đến tình cảm giữa trẻ và anh chị em trong nhà cũng như mối quan hệ giữa trẻ và chính ba mẹ.

khong-so-sanh-tre

Thay vào đó, ba mẹ hãy cùng Monkey tham khảo các phương pháp tích cực hơn để tạo động lực và khích lệ trẻ nhé. Ba mẹ có thể trao đổi với trẻ về những kì vọng của mình bằng cách đặt điểm chuẩn thay vì so sánh con với người khác.

Ba mẹ cũng nên giúp bé ý thức được các điểm mạnh của mình bằng việc khen ngợi kịp thời những nỗ lực của trẻ dù là nhỏ nhất. Đứa trẻ nào cũng cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn trong quá trình trưởng thành, vì vậy ba mẹ hãy khuyến khích trẻ khắc phục những điểm yếu thay vì né tránh hoặc chỉ trích bằng cách nói cho con biết trẻ nên làm gì và làm như thế nào nhé.

Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ và thái độ cần khéo léo để tránh làm bé thấy xấu hổ và mất tự tin. Điều quan trọng nhất là ba mẹ hãy giúp bé cảm nhận được sự hỗ trợ và tình yêu vô điều kiện từ ba mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ cần có vậy, trẻ sẽ trưởng thành với một tâm lí tự tin và không ngại tiếp xúc với những điều mới.

8. Tương tác với trẻ sau khi đọc truyện

Hiện nay, Monkey Stories đã ra mắt một tính năng mới rất được các bạn nhỏ yêu thích, đó chính là câu hỏi tương tác sau truyện. Sau khi đọc xong mỗi truyện, trẻ sẽ được ôn tập kiến thức và nội dung đã học trong truyện (từ vựng, mẫu câu, chi tiết truyện) thông qua các trò chơi sinh động và bổ ích. Ba mẹ hãy cùng đồng hành với bé qua các trò chơi nhé. Để tìm hiểu thêm về các hoạt động và được hướng dẫn cụ thể hơn, ba mẹ có thể tham khảo thêm Hướng dẫn học phần Đọc trên website của Monkey Stories nhé.

Ngoài phần trò chơi sau truyện trong ứng dụng, ba mẹ còn có thể tương tác với bé thông qua rất nhiều các hình thức khác. Sau khi đọc truyện, ba mẹ cùng con nhắc lại nội dung truyện vừa đọc, có thể chia vai đóng kịch hoặc khuyến khích con kể lại truyện vừa được đọc. Khi năng lực ngôn ngữ của trẻ tốt hơn, ba mẹ có thể cùng trao đổi nội dung truyện như: 

- Con thích nhân vật nào?

- Nhân vật này có điểm gì tốt?

- Tại sao nhân vật lại làm như vậy, nếu là con, con sẽ làm gì?

Đọc hiểu cùng con

Đây là những câu hỏi giúp trẻ phát huy trí não, phát triển về ngôn ngữ và cách diễn đạt. Lúc này, trẻ sẽ hăng hái trình bày với ba mẹ về những gì con nghĩ. Ba mẹ cũng có thể thông qua những gì trẻ diễn đạt để hiểu hơn về tính cách của trẻ cũng như đặt những câu hỏi để hướng đến những điều mà ba mẹ muốn trẻ thực hiện.

Ngoài ra, việc ba mẹ khích lệ, động viên trẻ trong quá trình học là một dạng tương tác vô cùng cần thiết. Có như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được ba mẹ luôn là người đồng hành vững chãi luôn ở bên cạnh. Xuyên suốt quá trình học tập, hứng thú và cảm xúc tích cực sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn và hiệu quả hơn. 

Một phương pháp tương tác khác cũng khá phổ biến trong cộng đồng ba mẹ Monkey đó là nhân hóa nhân vật “bạn khỉ” trong ứng dụng như một người bạn thật của bé. Một số ba mẹ đã áp dụng rất thành công việc thường xuyên thủ thỉ với trẻ nhỏ về bạn khỉ, rủ con vào ứng dụng để chơi với bạn khỉ cũng như khi ba mẹ muốn thưởng cho bé một món quà nào đó, ba mẹ có thể nói đây là món quà từ bạn khỉ do bé đã rất chăm chỉ và nỗ lực trong quá trình học. Chính những chia sẻ này của ba mẹ đã khiến trẻ cảm thấy gắn bó hơn với việc học tập. 

Với vai trò như là người đồng hành luôn giúp đỡ trẻ, ba mẹ có thể tham khảo những khuyến khích mà chương trình đưa ra để tạo cho con một môi trường cũng như thói quen học tập thật thoải mái.

 

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online