Những năm gần đây, Phonics trở thành một hiện tượng trong việc dạy và học tiếng Anh ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc... Với nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp học tiếng Anh cũ, phương pháp Monkey Phonics đã giúp cho rất nhiều trẻ em học đọc, viết hiệu quả hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm trên thế giới về Phonics cho thấy đây là phương pháp rất hiệu quả để dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.
Tại Mỹ, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục, Tiến sĩ Marilyn J. Adams đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 4 năm về phương pháp Phonics và công bố kết quả vào năm 1994. Nghiên cứu kết luận: các thực nghiệm khoa học đều ủng hộ tính hiệu quả của phương pháp giáo dục Phonics – phương pháp dạy ngữ âm.
Tại Anh, bắt đầu từ tháng 11/2010, Chính phủ Anh cũng bắt đầu thông qua kế hoạch đào tạo tất cả giáo viên tiểu học của Anh về Phonics. Đến tháng 6/2011, tất cả trẻ em học hết lớp 1 tại Anh đều phải trải qua một bài kiểm tra bắt buộc về Phonics.
Có thể nói, mặc dù có một số hạn chế, Phonics vẫn được các chuyên gia đánh giá là một trong những bước tiến vượt bậc trong việc học đọc - viết tiếng Anh vì những ưu điểm vượt trội so với cách học cũ. Lợi ích của Phonics có thể gói gọn một cách dễ hiểu qua 4 ý sau: nói giỏi - viết tốt - nghe chuẩn - đọc hay. Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Một lỗi phổ biến với người học tiếng Anh ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng khiến phát âm không chuẩn và không hay là khi phát âm thường thiếu đi âm cuối (ending sounds). Ví dụ: “build” thường đọc là “biu” - âm /ld/ hoàn toàn biến mất, “save” đọc thành “sây”.
Lỗi này xuất phát từ việc, trong tiếng Việt, từng âm sẽ được đọc rõ, trong khi với tiếng Anh, phụ âm đóng vai trò chủ đạo còn nguyên âm chỉ được phát âm rõ khi âm đó là trọng âm của từ. Do vậy, người Việt chúng ta thường không có thói quen đọc lướt các âm schwa (những âm đọc ngắn lại để giúp âm chính được nhấn mạnh trọng âm) và thường bỏ quên phụ âm cuối. Trong tiếng Anh, âm cuối rất phong phú (có bao nhiêu phụ âm trong tiếng Anh thì cũng có bấy nhiêu âm cuối), và việc có nắm được điều này khi phát âm hay không sẽ khiến tiếng Anh của bạn nghe có chuẩn và có hay hay không.
Học Phonics giúp trẻ biết được từ đó được cấu thành từ những âm nào, do đó trẻ sẽ luyện được thói quen phát âm đầy đủ, chính xác các âm cấu thành để đọc đúng một từ, do đó khắc phục được nhược điểm lớn về việc phát âm tiếng Anh thiếu âm cuối này để đọc - nói chuẩn hơn, hay hơn. Ba mẹ có thể tham khảo thêm lộ trình học Phonics phù hợp với bé, để hiệu quả của việc học phonics được phát huy tối đa.
Một ưu điểm lớn khác của việc học theo phương pháp Phonics chính là trẻ sẽ không phải phụ thuộc vào trí nhớ. Người học tiếng Anh ở Việt Nam theo phương pháp cũ sẽ có thể quên cách đọc - cách viết của một từ nào đó - cho dù vừa mới học từ đó cách đây không lâu - đơn giản là vì họ học bằng cách lặp lại từ để ghi nhớ từ đó, mà không hiểu vì sao nó lại được phát âm hay viết như vậy, do đó việc “quên” là hoàn toàn có khả năng. Tương tự, khi gặp một từ mới, chúng ta cũng sẽ cần tra từ điển hoặc cần có file đọc mẫu thì mới biết đọc theo.
Học Phonics không bắt trẻ phải học thuộc lòng, “học vẹt” như vậy. Dựa vào những quy tắc ngữ âm, trẻ có thể “giải mã” (decoding) một từ thành những âm khác nhau, do đó kể cả khi đã quên, trẻ vẫn tự tìm ra cách đọc đúng của từ đó. Tương tự khi gặp một từ mới, trẻ sẽ tự biết áp dụng các quy tắc để tự phát âm được từ mới. Khi thành thạo, trẻ sẽ không cần phải ghi nhớ tất cả các từ để phát âm và viết từ đó, trẻ hoàn toàn có thể vận dụng quy tắc Phonics, chỉ cần nghe đến một từ là biết cách phát âm, biết cách ghi lại từ đó, vì đã hiểu quy tắc hình thành lên âm tiết hay cấu trúc của từ (hiểu được cách đánh vần và ghép âm). Do đó việc học tiếng Anh - đặc biệt là học từ vựng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Như một hệ quả của việc biết phân tách các âm, trẻ khi được nghe một từ sẽ biết cách viết từ đó. Các bài học và hoạt động bằng văn bản của Monkey Phonics cũng sẽ giúp trẻ thành thạo cả kỹ năng đọc và viết. Qua đó, trẻ tiếp thu từ mới nhanh hơn, nâng cao khả năng chính tả và nhận biết từ vựng.
Vì sao có thể nói phương pháp Phonics là hành trang giúp tăng sự tự tin cho người học - đặc biệt là các bạn nhỏ khi học tiếng Anh? Phonics với tiếng Anh - hiểu đơn giản như là phương pháp đánh vần khi học tiếng Việt. Trong quá trình học Phonics, người học sẽ nhận ra rằng: thì ra tiếng Anh rất gần với tiếng Việt, nắm được quy tắc là chúng ta đã nắm được sự chủ động với ngôn ngữ này. Cần phải nói thêm, tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều giọng điệu như Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh Úc...
Mỗi quốc gia, vùng miền lại có giọng điệu, cách phát âm khác nhau, các biến thể khác nhau. Phonics giúp chuẩn hóa các biến thể đó. Bởi vậy, trẻ không phụ thuộc vào trí nhớ, không bị phụ thuộc vào thầy cô hay từ điển, không bị lẫn lộn hay khó hiểu vì sao một từ mà mỗi người lại đọc theo một kiểu khác nhau. Chỉ cần sử dụng các quy tắc của Phonics, trẻ sẽ tự tìm ra được đâu mới là cách đọc - viết - nói chuẩn.
Phonics trong tiếng Anh cũng giống như “đánh vần” trong tiếng Việt. Khi đã biết cách đánh vần các từ, tiếng Anh đối với các bé không còn là một “ngoại ngữ” - mà đơn thuần là một ngôn ngữ thông thường - thậm chí cũng dễ dàng như tiếng mẹ đẻ mà bé được học ngay từ những năm tháng đầu đời.
Bên cạnh đó, phát âm chuẩn cũng là một lợi thế lớn - nếu như không muốn nói rằng: sự phân biệt giữa một người đọc - nói tiếng Anh hay hay không, phụ thuộc khá nhiều vào việc người đó phát âm có chuẩn hay không. Nhưng điều quan trọng hơn là, khi phát âm chuẩn, bạn sẽ có lợi thế hơn trong giao tiếp: nghe - nói: nghe - hiểu người bản địa tốt hơn, đồng thời khi nói - người bản địa cũng sẽ dễ dàng hiểu được bạn hơn vì bạn nói chuẩn giống như họ. Bởi vậy, phương pháp phonics có thể coi là chìa khóa để dỡ bỏ rào cản về phát âm trong học tiếng Anh với người Việt Nam.
Ba mẹ muốn nhận tư vấn lộ trình học giúp con giỏi tiếng Anh trước 10 tuổi?
Vui lòng điền thông tin của ba mẹ tại đây.
Monkey Stories đã nhận được đăng ký của ba mẹ.
Monkey Stories sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất!
Oops!!! Đã có lỗi xảy ra!!!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé!